Hôm nay chúng ta không cần phải trèo lên núi cao, hay vượt qua đại dương sâu thẳm hay dở mái nhà để được ở trong sự hiện diện của Chúa. Ngay tại chổ bạn đang ở, Chúa Giê-xu, Emanuen, đang ở cùng bạn!

Đức Chúa Trời vùa giúp bạn ngày hôm nay bởi vì Huyết hoàn hảo của Chiên Con – Giê-xu Christ.

Trong thời cựu ước, dưới Kinh luật Đức Chúa Trời sẽ chỉ ở cùng bạn khi bạn hoàn toàn vâng phục. Và khi bạn sa ngã, Ngài sẽ lìa bỏ bạn. Nhưng hôm nay bạn và tôi ở dưới một giao ước hoàn toàn khác và Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ lìa bỏ chúng ta. Vì sao? Vì những gì Chúa Giê-xu đã làm tại thập tự giá. Tại thập tự giá, Chúa Giê-xu đã trở thành của lễ thiêu cho chúng ta. Ngài mang lấy mọi tội lỗi và gánh chịu hình phạt thay cho chúng ta. Sự đoán phạt của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi của chúng ta đã ở trên Chúa Giê-xu, Đấng đã bị Cha bỏ mặt trên thập tự giá để hôm nay chúng ta có thể có sự hiện diện liên tục, không thay dời của Đức Chúa Trời trong cuộc đời chúng ta.

Chúa Giê-xu đã kêu lớn tiếng: “Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?” (Ma-thi-ơ 27:46) để bạn và tôi biết chính xác chuyện gì đã xảy ra trên thập tự giá. Đó là nơi sự trao đổi thần thượng đã xảy ra. Tại thập tự giá, Chúa Giê-xu đã mang lấy mọi tội lỗi và từ bỏ sự hiện diện của Đức Chúa Trời, trong khi chúng ta mặc lấy sự công chính của Chúa Giê-xu và nhận sự hiện diện của Đức Chúa Trời mà Chúa Giê-xu có. Bây giờ sự hiện diện của Đức Chúa Trời là của chúng ta đời đời. Quả là một cuộc trao đổi thần thượng! 

Khi bạn làm điều tốt, Chúa ở cùng bạn. Ngay cả khi bạn vấp ngã, Ngài vẫn ở cùng bạn!

Hãy cùng tôi xem Kinh thánh nói gì về sự thừa hưởng của chúng ta trong Đấng Christ. Vì chính Đức Chúa Trời phán rằng: “Ta sẽ không bao giờ lìa con, chẳng bao giờ bỏ con. Nên chúng ta có thể mạnh dạn nói rằng: Chúa phù hộ tôi, tôi sẽ không sợ hãi; Người đời làm gì được tôi?” (Hê-bơ-rơ 13:5-6) Bạn có biết từ “không bao giờ” ở đây có nghĩa gì không? Nó có nghĩa là khi bạn mạnh mẽ, Chúa ở cùng bạn. Khi bạn yếu đuối, buồn bã, Ngài cũng ở với bạn. Khi bạn làm điều tốt, Ngài ở cùng bạn. Nhưng ngay cả khi bạn vấp ngã, Ngài vẫn ở cùng bạn.

Trong nguyên nghĩa tiếng Hy-lạp. Khi Đức Chúa Trời phán: “Ta sẽ không bao giờ lìa con, chẳng bao giờ bỏ con.” “sự phủ định gấp đôi” được sử dụng để diễn đạt ý nghĩa nhấn mạnh khả năng “không thể xảy ra”. Từ ou me được dùng trong tiếng Hy-lạp đại khái nghĩa là “không bao giờ không bao giờ” hay “mãi mãi không bao giờ”. Và sự phủ định gấp đôi này được lặp lại hai lần trong một lời phán từ Chúa. Nói cách khác, Đức Chúa Trời đang phán rằng:“Ta sẽ không bao giờ không bao giờ lìa con và mãi mãi sẽ không bao giờ bỏ con!” Bản dịch Kinh thánh Amplified thể hiện rõ sức mạnh ý Đức Chúa Trời muốn nói: “Ta nhất định sẽ không quên con, sẽ không bỏ bê con mà không trợ giúp. Ta sẽ không, sẽ không, ta sẽ không vì lý do nào mà lìa con hay bỏ con, hay để con buồn [hãy yên nghĩ nơi sự chăn giữ của ta]! Tuyệt đối không!” – Hê-bơ-rơ 13:5 AMP

Thật tuyệt, đó là những gì Chúa Giê-xu đã làm cho chúng ta! Ngài đã ban cho chúng ta sự hiện diện liên tục của Đức Chúa Trời trong chúng ta. Bạn của tôi ơi, Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ lìa bạn, Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ bỏ bạn! Nếu có ai bảo bạn rằng bạn có thể đánh mất sự hiện diện của Đức Chúa Trời, thì bạn dừng nên nghe. Một khi Đức Chúa Trời đã nói “mãi mãi không bao giờ” thì có nghĩa là “mãi mãi không bao giờ”, và Đức Chúa Trời của chúng ta không hề nói dối!

Đừng đánh giá sự hiện diện của Đức Chúa Trời và Ân huệ của Ngài dựa trên hoàn cảnh của bạn

Bây giờ thì bạn đã biết được sự hiện diện của Đức Chúa Trời trên cuộc đời bạn là được liên tục đảm bảo. Tôi muốn bạn nhận thấy rằng bạn không nên đánh giá sự hiện diện của Đức Chúa Trời và Ân huệ của Ngài dựa trên hoàn cảnh của bạn. Để giúp bạn hiểu điều này có nghĩa là gì bạn hãy cùng tôi tiếp tục nghiên cứu cuộc đời của Giô-sép.

Giô-sép đã vừa từ chối cơ hội ngàn năm có một mà vợ Phô-ti-pha hiến tặng, như người ta vẫn thường nói: “Lửa địa ngục cũng không nóng bằng cơn giận của một người đàn bị từ chối” Cô ta buộc tội Giô-sép cách độc địa rằng chàng cố tình hãm hiếp cô, vì Giô-sép bỏ chạy nên áo chàng bị cô ta giữ lại như một “bằng chứng”. Khi Phô-ti-pha nghe vợ mình kể lại câu chuyện theo phiên bản của cô ta, ông ta nổi giận lôi đình bắt giam Giô-sép, tước bỏ mọi quyền hành của Giô-sép và ném chàng vào ngục tối.

Thử đặt bạn vào hoàn cảnh của Giô-sép. Cái gì đang diễn ra ở đây vậy? Có vẽ như nó hơi quen quen nhỉ? Vết thương mà các anh quăng chàng vào hố sâu vẫn còn đâu đây trong trí nhớ chàng, giờ đây lại một lần nửa chàng bị quăng vào ngục tối ngay cả khi chàng chẳng làm gì sai cả. Đối với bất kỳ người bình thường nào cũng sẽ cay đắng và giận giữ với Đức Chúa Trời! Nhiều người sẽ hỏi: “Đức Chúa Trời Ngài đang ở đâu vậy? Tại sao Ngài mang chàng đến một chốn xa xôi, để rồi bỏ rơi chàng? Làm thế nào mà chuyện này lại xảy ra? Sự công bằng ở đâu sao không phản kháng lại lời buộc tội dối trá này?”

Nhưng thực tế Giô-sép không phải là người bình thường. Chàng biết rằng Chúa sẽ không bao giờ lìa chàng, không bao giờ bỏ chàng. Giô-sép không bận tâm đến hoàn cảnh, nhưng tập chú vào sự hiện diện của Chúa. Bất kể chàng là một tên nô lệ bình thường hay là quản gia trong nhà Phô-ti-pha hay là một tên tù tội đang đối mặt với cảnh tù đày vì tội mà mình không hề gây ra, Giô-sép không hề đánh giá Ân huệ của Đức Chúa Trời trên cuộc đời chàng dựa vào hoàn cảnh. Thay vì trở nên cay đắng, chàng tiếp tục đặt niềm hy vọng nơi Chúa. Thay vì gục ngã trước Đức Chúa Trời và cuộc đời, chàng giữ bình tĩnh, biết rằng tất cả sự thành công của mình được bao bọc trong sự hiện diện của Chúa.

Và người ơi, Chúa có giải cứu chàng không? Tôi muốn bạn tự đọc phân đoạn Kinh thánh này để xem Chúa đã làm gì cho Giô-sép:“CHÚA ở với chàng, tỏ lòng nhân từ cùng chàng, làm cho chàng được ơn trước mặt giám ngục. Giám ngục giao thác hết các tù nhân trong tay Giô-sép. Chàng chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả các việc xảy ra trong ngục. Giám ngục không cần quan tâm đến những việc đặt dưới quyền của Giô-sép nữa vì CHÚA ở với Giô-sép khiến cho bất luận việc gì chàng làm cũng đều thành công.” (Sáng-thế-ký 39:21-23)

NCC

0 comments:

Post a Comment

 
Top