Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (Reporters Sans Frontieres - RSF) kêu gọi Việt Nam từ bỏ các kế hoạch kiểm duyệt internet cùng một nghị định kiểm soát sử dụng, khai thác, cung cấp dịch vụ mạng mà tổ chức này coi là "hoàn toàn không chấp nhận được."
Tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Pháp cho rằng các kế hoạch, chính sách và đặc biệt là bản dự thảo nghị định chỉ "làm trầm trọng thêm" tình hình vốn đã "rất đáng lo ngại" cho tự do ngôn luận tại Việt Nam.
RSF đánh giá rằng "Nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung trực tuyến thông tin" dự kiến ban hành vào tháng Sáu sẽ chỉ "tăng cường thêm" các loại "công cụ và võ khí" đã được Việt Nam "luật hóa" nhằm chống lại những người bất đồng chính kiến.
RSF cũng cho rằng kế hoạch kiểm duyệt mới với mạng internet tại Việt Nam cũng sẽ buộc các hãng internet nước ngoài hoạt động ở thị trường này phải tiến hành các hình thức "kiểm duyệt" và nói "Google và Facebook có thể là trong số các công ty nước ngoài bị ảnh hưởng."
Tuyên bố của RSF hôm thứ Sáu nói: "Việc phát triển tư nhân hóa kiểm duyệt có thể hình sự hóa bất cứ việc thể hiện quan điểm nào của các nhà bất đồng chính kiến và báo cáo thông tin thẳng tới hệ thống kiểm duyệt mạng của Đảng Cộng sản."
"Việc này cũng tìm cách ngăn chặn các nhà báo, blogger và cư dân mạng tự bảo vệ bằng cách sử dụng các bút danh khi viết lách, đưa tin trên mạng."
"Áp đặt các hạn chế về hoạt động của các công ty internet có thể làm chậm lại tăng trưởng trong một lĩnh vực quan trọng cho nền kinh tế"
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới
Tổ chức Phóng viên không biên giới kêu gọi các công ty internet có liên quan chống lại áp lực của Việt Nam nhằm "biến họ trở thành đồng lõa với việc kiểm duyệt của chính phủ," tuyên bố hôm thứ Sáu viết.
"Bằng cách bắt buộc họ (các công ty internet) đặt các máy chủ và trung tâm dữ liệu tại Việt Nam, Nghị định này có thể buộc họ phải cài đặt bộ lọc và hệ thống tự kiểm duyệt cũng như tiết lộ thông tin về người sử dụng ở Việt Nam."
RSF cũng cảnh báo chính phủ Việt Nam rằng các quy định mới được đề xuất có thể có tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
"Áp đặt các hạn chế về hoạt động của các công ty internet có thể làm chậm lại tăng trưởng trong một lĩnh vực quan trọng cho nền kinh tế, đặc biệt nếu các công ty nước ngoài buộc phải chấm dứt các dịch vụ mà họ cung cấp cho người sử dụng ở Việt Nam, vì các điều kiện hà khắc đối với họ," thông báo viết.
"Bằng cách tạo ra các rào cản thương mại, Nghị định cũng có thể mâu thuẫn với các cam kết của Việt Nam trước Tổ chức Thương mại Thế giới và đối với hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương hiện đang được đàm phán giữa các quốc gia trong đó có Việt Nam và Hoa Kỳ."
"Bắt buộc, cấm đoán"
RSF nói VN siết chặt kiểm duyệt mạng để đàn áp bất đồng chính kiến |
Được biết, bản dự thảo Nghị định đưa ra một số quy định bắt buộc người sử dụng internet phải dùng tên thật của họ, cấm người sử dụng "lạm dụng Internet" để chống đối chính phủ, tiết lộ bí mật thông tin của chính phủ hoặc phát tán thông tin xúc phạm.
Nghị định dự thảo cũng buộc các công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ trực tuyến như mạng xã hội, các trang blog, diễn đàn thảo luận và trò chuyện mạng phải "hợp tác" với chính phủ Việt Nam và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền các thông tin cần thiết để trấn áp các hoạt động bị cấm theo Nghị định.
Văn bản cũng có thể buộc các nhà cung cấp này phải đặt các trung tâm dữ liệu tại Việt Nam và mở văn phòng tại đây.
Văn bản dự định ban hành vào tháng sáu còn bắt tất cả các trang web tin tức phải xin phép chính phủ và buộc họ phải tuân theo các quy định của luật truyền thông hiện hành.
Theo dự thảo, nhà quản trị các trang web sẽ phải báo cáo bất kỳ hoạt động trực tuyến nào bị cấm cho chính quyền. Những người chịu trách nhiệm "cá nhân" về các trang blog sẽ phải công bố danh tính và thông tin liên lạc cá nhân của họ, cũng như sẽ phải chịu trách nhiệm về nội dung mà họ đăng tải.
"Do các quan ngại này, chính phủ đã đang tăng cường các biện pháp đàn áp và kiểm soát những tháng gần đây, dựa trên thắt chặt theo dõi và bắt giữ, cũng như tăng cường thanh lọc mạng"
Phóng viên Không Biên giới
RSF cho rằng nguyên nhân của các kế hoạch và văn bản mới về kiếm soát mạng lần này là để giúp nhà nước loại trừ bất kỳ nguy cơ nào có thể gây bất ổn cho chính quyền sau diễn biến quốc tế của cuộc nổi dậy mùa xuân Ả Rập.
Do các quan ngại này, vẫn theo RSF, chính phủ đã đang tăng cường các biện pháp đàn áp và kiểm soát trong những tháng gần đây, dựa trên việc thắt chặt theo dõi và bắt giữ, cũng như tăng cường thanh lọc trên mạng.
Tuyên bố của RSF cũng nhắc lại rằng Việt Nam hiện có thành tích đáng quan ngại về áp bức internet với tổng số 18 cư dân mạng hiện đang bị giam giữ do thể hiện quan điểm một cách tự do trên mạng.
Những thành tích này đã khiến RSF căn cứ và xếp loại Việt Nam là quốc gia "thù nghịch với Internet", nằm ở vị trí sát sao chỉ sau Trung Quốc và Iran.
Bình luận về bản dự thảo, hôm thứ Năm, 12/4/2012, một chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông và mạng internet của Việt Nam, Tiến sỹ Bấm Nguyễn Quang A, nói với BBC rằng nhiều quy định trong dự thảo là không thể chấp nhận và khó có thể thực hiện ở Việt Nam.
Ông cũng cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục vi phạm các quyền tự do về ngôn luận, thông tin, truyền thông của công dân, cũng như các luật pháp quốc tế hiện hữu khi bắt buộc người sử dụng ở Việt Nam và các nhà cung cấp dịch vụ internet trong và ngoài nước phải tuân thủ các quy định đó.
Nguồn: BBC
Hãy cho dân Ta đi.
ReplyDeletemong điều này sớm được thưc hiện trên dân tộc VN
ReplyDelete